Phim: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Thuyết Minh) – Movie: The Shurangama Righteousness (2017) with Vietnamese Voiceovers

Để bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm được truyền sang Trung Quốc, ngài Bát Lạt Mật Đế đã xẻ bắp tay của chính mình để nhét bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm vào rồi may lại, ngài đã lọt qua sự kiểm soát gắt gao của các trạm kiểm soát ở biên giới Ấn Độ. Và cuối cùng bộ Kinh đã được truyền sang Trung Quốc cho chúng ta ngày nay được thọ trì. 


_(❤️)_


“Hậu hiền các vị ai hiểu được?
Xem kinh sao lại quá tầm thường!!!”
Sakya Minh Quang dịch

Ngày Vui

Sớm mai vừa thức dậy
Nở  nụ cười tinh khôi
Tặng mình, tặng cho đời
Ngày mới luôn an vui.
Một ngày đang đi qua
Mỗi phút giây trân quí
Tỉnh thức từng cử chỉ
Niềm hạnh phúc ngay đây.
Ngày nay đã trôi qua
Xin cám ơn tất cả
Người, cỏ cây, đất đá
Có ngày vui trọn lành.

Chân Thanh Mỹ

September 10, 2019

 

Giới Hạnh Mười Thương

Nguồn ảnh: Bí Mật Bật Mí

Một thương Phật tử tại gia
Hai thương ăn nói thật thà có duyên
Ba thương nở nụ cười hiền
Bốn thương tinh tấn tham thiền công phu
Năm thương kính bậc chân tu
Sáu thương lễ Phật mười phương Thánh hiền
Bảy thương bố thí cúng dường
Tám thương nhẫn nhịn  khiêm nhường không tranh
Chín thương trí tuệ phát sanh
Mười thương giới hạnh trọn lành đường tu. 

Chân Thanh Mỹ

 

Tĩnh Lặng

Chú bé hỏi, “Phật vì sao nhắm mắt?”
Thầy tươi cười, “con hỏi thật là hay!
Phật khép mi nào phải đã ngủ say
Ngài thiền định và tư duy quán chiếu”
Con bao năm nào có hay có hiểu
Nhìn ra ngoài theo trần cảnh đổi thay
Tâm lang thang trong giấc mộng đêm ngày
Mắt đang mở mà tâm còn say ngủ
Vì vô minh tâm chẳng hay tự chủ
Cho bao lần lệ đẫm ướt bờ mi
Kiếp bèo trôi nào vui được mấy khi
Lúc xuôi tay đi về đâu chẳng biết
Khép mi lại cho không còn hơn thiệt
Cho mắt trong không còn nhiễm bụi trần
Cho xa lìa những giấc mộng phù vân
Tâm tĩnh lặng… con rõ nhìn vạn pháp.
Chân Thanh Mỹ 

Phật Dạy Về Khổ Như Thế Nào?

[tp_table id=5 /]
    Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Tôi không biết loài vật có suy niệm về khổ không; tôi cũng không biết con người hình thành ý niệm về khổ từ lúc nào, mà sao nay người ta lại gọi nó một cách nhuần nhuyễn đến nỗi nhiều khi tôi tưởng chừng như con người không có lúc vui vậy. Gặp cảnh nhà cháy kêu khổ đã đành, mà lúc bình yên người ta cũng “bắt bớ” khổ. Như các cụ xưa mỗi lần đi đâu về thường buột miệng với hai từ “cơ khổ”: qua nhà hàng xóm chơi cũng “cơ khổ!”(1). Chưa đủ, trường hợp hai mẹ con lâu ngày xa nhau, đến khi gặp lại cũng than khổ. Nghĩa là khi buồn, khi vui và khi không khổ không vui, con người cũng đều kêu khổ. Thế thì khổ ấy đúng như sự thật thứ nhất (đệ nhất Khổ đế) trong bốn sự thật (Tứ diệu đế) mà đức Phật đã nói rồi còn gì!?

(more…)

Thắng Và Tự Thắng

[tp_table id=3 /]
Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Có một câu nói mà tôi thích từ nhỏ song không nhớ rõ là của ai và xuất phát từ đâu nhưng là một câu nói hay: “Con người sống ở đời, lí tưởng lớn nhất cần đeo đuổi là tự mình chiến thắng”. Xét trên nhiều phương diện thì ý nghĩa của nó chẳng khác gì câu kinh Pháp Cú mà đức Phật dạy: “Thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. “Tự chiến thắng mình” và “tự mình chiến thắng”, lời cú tuy hai mà ý nghĩa một, cùng nói một mệnh đề là chiến thắng. Chiến thắng có hai: thắng người và thắng mình. Tôi sẽ đi vào bàn xung quanh vấn đề này nhưng đặt nặng ở ý nghĩa sau, bởi theo tôi, thắng mình là đã bao gồm thắng người. Và qua đó chúng ta sẽ thấy được đâu là giá trị đích thực của sự chiến thắng.

(more…)