Ý Nghĩa Bản Tôn

Kyabje Khamtrul Rinpoche
 
Khi bạn nhìn thấy một Bản tôn phẫn nộ hay Bản tôn an bình thì hoàn toàn không có nghĩa là Bản tôn đó an bình hay giận dữ. Các Bản tôn khác nhau biểu trưng cho các xúc tình khác nhau của chúng sinh. Vì con người có vô số xúc tình phiền não khác nhau nên các Bản tôn cũng như vậy, các Ngài có vô số hình tướng khác nhau. Thế nhưng rốt cuộc chúng ta phải hiểu rằng mỗi xúc tình, mỗi hiện tượng xét từ quan kiến Đại Thừa, đều phải được hiểu là tính Không. Như vậy, tính Không là gì? Trong Đại Thừa chúng ta nói tính Không là Pháp thân, Pháp thân chính là Phật. Vì thế nên chúng ta cũng nói rằng Phật tính chính là tính Không. Như vậy nói tóm lại, các vị Bản tôn khác nhau biểu trưng cho các xúc tình khác nhau của chúng ta. Những xúc tình này được nhận diện và chuyển hóa sẽ biến thành các Đức Phật Bản tôn. Chẳng hạn, khi được nhận ra, sân giận sẽ chuyển hóa thành một vị Phật trong hình tướng phẫn nộ. Khi tham muốn chuyển hóa thành thì sẽ trở thành một vị Phật hoan hỷ, an lạc…
Các Bản tôn hợp nhất là tượng trưng cho đại lạc và tính Không bất khả phân, hoặc chúng ta có thể gọi đó là phương tiện và trí tuệ. Nếu điều này quá khó hiểu thì bạn cũng có thể sử dụng những từ ngữ sử dụng trong Đại Thừa. Chẳng hạn như trong Đại Thừa chúng ta có sáu Ba la mật, năm Ba la mật đầu là phương tiện, còn Bát Nhã Ba La Mật là trí tuệ. Như vậy bạn có thể nói rằng sự thực hành cần đi liền với hợp nhất, hoặc ngay trong các sự vật hiện tượng (vạn pháp) cũng vậy, cho dù có tồn tại song vẫn có tính Không đi kèm, giống như hình ảnh trong gương. Như vậy để nói rằng ngay bên ngoài cũng có sự hợp nhất giữa Mẫu tính tượng trưng cho tính Không và Phụ tính tượng trưng cho Từ bi hoặc chính là sự hiện hữu.
 
Ngay lúc bạn có xúc tình thì như vậy là bạn đang thực hành không đúng pháp. Khi đang quán tưởng một Bản tôn an bình, bạn không được có khái niệm rằng mình là một Bản tôn an bình, mình là một vị Phật đang mỉm cười hoan hỷ. Hoặc khi thực hành một Bản tôn phẫn nộ, bạn cũng không thể nghĩ: “Giờ thì tôi là một Bản tôn phẫn nộ”. Bạn không thể có những xúc tình như vậy vì điều quan trọng ở đây là chúng ta đang cố gắng hiểu ra rằng sự hiền hòa hay phẫn nộ cũng đều là trí tuệ, tất cả đều là tính Không. Như vậy xét từ phương diện thực hành, bạn có tiếp cận theo cách nào thì cũng giống nhau. Sắc thân phải là sự hợp nhất bất khả phân của sự vật hiện tượng và tính Không. Khẩu (lời nói) phải giống như tiếng vang vọng, sự tồn tại và tính Không là không thể tách rời. Ý cũng như vậy, bất cứ xúc tình nào khởi phát, bạn chỉ cần nhận biết rồi để cho tan biến vào tự tính tự nhiên. Sự thực hành này áp dụng cho tất cả các thực hành Bản tôn.
 
Thông thường đối với hành giả mới tu tập, tốt nhất là nên chọn một Bản tôn an bình để thực hành. Bản tôn phẫn nộ không thích hợp cho hành giả mới tu tập, đặc biệt đối với Phật tử Việt Nam. Tôi nghĩ là chưa phù hợp do có thể dễ gây ra hiểu nhầm. Trong quá khứ, có nhiều hành giả cũng từng tu tập Bản tôn phẫn nộ nhưng lại thiếu sự hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn như khi bạn quán tưởng Bản tôn, nếu có lòng tin rằng mình là Bản tôn theo kiểu: “Tôi, pháp danh Vô Úy, là một Bản tôn phẫn nộ”, thì rồi Bản tôn trong sự quán tưởng của bạn sẽ trở thành một vị thần Bản địa, một Bản tôn thông thường. Ngay ở Tây Tạng và Bhutan, cũng có nhiều người lạm dụng những vị Bản tôn để thực hành tà pháp. Họ quán tưởng Bản tôn, nhưng họ lại tin tưởng chắc chắn rằng Bản tôn ấy thực sự tồn tại ở bên ngoài, hoặc “tôi là Bản tôn”, rồi thế là sự quán tưởng trở thành một vị thần phàm tục.
 
Chính vì vậy nên chúng ta vẫn thường nhắc đi nhắc lại rằng khi bạn quán tưởng tự thân mình là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), như thế không có nghĩa là bạn tự nhủ: “Tôi, pháp danh Vô Úy, biến thành Avalokiteshvara”. Thay vì thế, bạn cần phải có được sự thấu hiểu rằng từ vô thủy tới nay, Phật tính của tôi hoặc tự tính tâm không tạo tác của tôi vẫn luôn là Avalokiteshvara, vẫn luôn là Varjavarahi (Kim Cương Hợi Mẫu, một hiện thân khác của Vajra Yogini – Kim Cương Thánh Mẫu), và sự hiểu biết này sẽ được chuyển hóa hoặc hiện thân thành Avalokiteshvara. Đó chính là lý do vì sao mà chúng ta cần quán tưởng hòa tan. Avalokiteshvara hòa tan vào trong chân ngôn và tất cả hòa tan vào tự tính tâm của bạn. Mọi thứ bắt nguồn từ tính Không và quay trở về hòa nhập với tính Không. Khi chúng ta có niềm tin rằng mình là Bản tôn này hay Bản tôn kia, thì niềm tin đó không phải là chúng ta nay là Bản tôn này, mà phải được hiểu là từ nguyên thủy tới nay tâm không tạo tác của ta vốn là Avalokiteshvara. Bạn không nên giữ tâm nhị nguyên với khái niệm “Tôi là thế này hay thế kia” bởi thực hành như vậy là không đúng.
 
Còn về phần cúng dường, nếu bạn không tu theo nghi quỹ Mật Thừa và chưa thụ nhận quán đỉnh mà chỉ muốn thực hành pháp cúng dường thông thường, thí dụ pháp thực hành Liên Hoa Sinh, bạn chỉ cần quán tưởng mình vẫn đang là một người bình thường rồi đức Liên Hoa Sinh hiện ra trước mặt bạn. Sau đó khi bạn đang trì chân ngôn, và khi tính tâm khởi phát từ tâm bạn, ánh sáng sẽ phát ra và sẽ biến thành quả, hoa hoặc bất cứ phẩm vật cúng dường nào đó để dâng lên đức Liên Hoa Sinh. Bạn có thể quán tưởng như vậy và đó cũng là cúng dường. Ánh sáng đó cũng có thể biến thành lời triệu thỉnh và cầu nguyện. Và cuối cùng, khi ánh sáng đó quay trở lại hòa nhập vào bạn và hữu tình chúng sinh thì đó sẽ là sự gia trì, tịnh hóa và viên mãn sở nguyện.
 
Trong khi quán tưởng, chẳng hạn quán tưởng Thượng sư Liên Hoa Sinh hay Tara Độ Mẫu trước mặt, bạn cần hiểu rằng có Đức Liên Hoa Sinh bên ngoài, bên trong và bí mật. Thượng sư Liên Hoa Sinh bên ngoài có thể là bậc Căn bản Thượng sư của chúng ta. Thượng sư Liên Hoa Sinh bên trong có thể là trong Báo thân ở cõi Tịnh độ. Thượng sư Liên Hoa Sinh bí mật chính là tự tính, là trạng thái không tạo tác của vạn pháp, bao gồm cả tự tính tâm của chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải quán tưởng Sắc tướng của Bản tôn giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt nước; Khẩu giống như tiếng vang vọng; Tâm phải tràn ngập trí tuệ bất nhị. Đối với hành giả mới bắt đầu tu tập thì điều này rất khó, vì vậy bạn chỉ cần quán tưởng Thượng sư Liên Hoa Sinh đang thực sự hiện thân phía trước bạn, rồi bạn bắt đầu trì tụng lời cầu nguyện. Ở mức độ hành giả mới thực hành thì được như vậy là rất tốt rồi, dần dần từng chút một, nếu biết kiên trì trên con đường tu tập, mọi thứ sẽ được trưởng dưỡng nơi bạn. Trên thực tế, bậc Thầy có thể khai thị cho bạn về tính Không của Sắc thân nhưng bạn sẽ chỉ thực sự thực chứng được điều này nhờ vào sự thực hành của chính mình.

Trích: Bản Tôn Chân Ngôn Trí Tuệ Kim Cương Thừa
Tác giả: Kyabje Khamtrul Rinpoche
Người dịch: Vô Úy
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012.
Ảnh: Internet

Cầu Khẩn Sức Mạnh Và Lòng Đại Bi Của Đức Padmasambhava

ཨོ་རྒྱན་ སྨན་བླ
Orgyen Menla

Guru of Medicine (Guru Rinpoche’s emantion as Medicine Buddha)
Đạo Sư là hóa thân của Dược sư

Tulku Thondup

Hãy quán tưởng rằng bạn đang ngồi ở một nơi cao ráo như một đỉnh núi, nhìn vào bầu trời trong xanh bao la. Thưởng thức cái nhìn trong vài phút, an trú trong sự rộng mở. Hình ảnh đang ở tại một điểm cao nâng tâm thức bạn lên trên sự ồn náo của mình. Bầu trời rộng mở làm sạch những hình ảnh, cảm xúc và tư tưởng ồn ào khỏi tâm bạn.

Từ sự rộng mở này, đầu tiên hình dung một chỗ ngồi trên hoa sen với những cánh hoa đẹp đẽ, sau đó là một đĩa mặt trời và phía trên nó là đĩa mặt trăng. Cuối cùng, Guru Rinpoche hiện ra rực rỡ.

Hãy cảm nhận sự an bình và ấm áp vô biên của bổn tôn rất thương yêu linh thánh này và an trú thoải mái trong những cảm nhận này một lúc. Hãy để sự sùng mộ tan vào trái tim bạn. Khi bạn đem tỉnh giác của bạn đến hình ảnh, hãy hoàn toàn hiến mình vào nó, không phải chỉ như một hình tướng do tâm thức bạn tạo ra, mà như là vị Guru thật sự và chữa lành, thuần khiết.

Bây giờ tưởng tượng toàn trái đất đầy những khuôn mặt hoan hỷ, những đôi mắt hạnh phúc tràn đầy những tấm lòng sùng mộ của tất cả các loại sinh linh. Tất cả đều nhìn chăm chú vào khuôn mặt thương yêu, đẹp đẽ và đầy sức mạnh của Ngài Guru Rinpoche, nguồn của tất cả sự chữa lành. Hãy tưởng tượng rằng bạn nghe tất cả họ cùng tụng thần chú trong cùng một giọng với một âm điệu dịu dàng và mạnh mẽ như sấm sét. Thần chú (mantra) là một lời cầu nguyện đến Ngài Guru Rinpoche, một phương tiện chữa lành cho những vấn đề của chúng ta, một biểu lộ hân hoan của những năng lực tinh thần và thân xác, một tôn vinh sự hiện diện của bậc thiêng liêng này, một sự thiền định về âm thanh thanh tịnh mà bản thân nó là bản tánh của nhất thể.

Từ những chiều sâu của lòng mình, hãy hát chân ngôn của Ngài Guru Rinpoche, hoặc một trong hai dạng dưới đây:

Trong âm Sanskrit được Tây Tạng hóa:

OM AH HUNG BEDZAR GURU PEMA SIDDHI HUNG

Trong Phạn ngữ (Sanskrit):

OṂ ĀḤ HŪṂ VAJRA GURU PADMA SIDDHI HŪṂ

Mật chú này có thể tạm dịch là: “Hiện thân của thân, ngữ, tâm của chư Phật, Ôi Padmasambhava, mong Ngài ban cho tất cả sự gia hộ ban phước.” (more…)

Calling the Guru from Afar: Gọi Thầy Từ Chốn Xa

Jamgön Kongtrul Lodrö Tayé

 


༄༅།།བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀྱི་གསོལ་འདེབས་མོས་གུས་སྙིང་གི་གཟེར་འདེབས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།
ན་མོ་གུ་རུ་བེ། བླ་མ་རྒྱང་འབོད་ཀུན་ལ་གྲགས་ཆེའང་། བྱིན་བརླབས་བསྐུལ་བའི་གནད་སྐྱོ་ཤས་དང་ངེས་འབྱུང་གིས་བསྐུལ་བའི་མོས་གུས་ཁ་ཙམ་ཚིག་ཙམ་མ་ཡིན་པར་སྙིང་གི་དཀྱིལ། རུས་པའི་གཏིང་ནས་བསྐྱེད། བླ་མ་ལས་ལྷག་པའི་སངས་རྒྱས་གཞན་ན་མེད་པར་ཐག་ཆོད་པའི་ངེས་ཤེས་དང་ལྡན་པས་དབྱངས་རྟ་སྙན་པོས།།

This practice of Calling the Gurus From Afar is well known to everyone. The key to invoking the blessings is devotion inspired by disenchantment and renunciation. Therefore, giving rise to devotion that is not mere lip service but is felt from the depths of one’s heart, from the core of one’s bones, and with the decisive certainty that there is no other buddha who is greater than the guru, we should recite the following with a melodious tune.

Nam mô Gurube. Gọi Thầy Từ Chốn Xa là bài tụng mọi người đều biết. Then chốt để thỉnh lực gia trì là tâm hướng đạo sư phát xuất từ lòng chân thành sám hối lối cũ, buông xả sinh tử luân hồi. Tâm hướng đạo sư này không chỉ là lời nói đầu môi mà phải phát xuất từ tận đáy lòng, từ trong xương tủy, với niềm tin xác quyết rằng ngoài Đạo Sư ra, vốn không có Phật nào khác. Với niềm tự tín tròn đầy như vậy, chúng con tụng rằng: (more…)

Tăng Cường Lòng Sùng Mộ Trong Tâm Mình: Cầu Gọi Các Guru Từ Nơi Xa

Jamgön Kongtrül Lodrö Thaye

Sự thực hành kêu cầu các bậc Guru từ nơi xa này được mọi người biết đến. Chìa khóa để cầu khẩn những ân sủng là sự sùng mộ, quy ngưỡng khởi từ chán ngán và từ bỏ đối với sanh tử. Sự sùng mộ ấy không phải là một lời vô vị nhạt nhẽo, mà được sanh ra từ trung tâm của trái tim và tận những chiều sâu của xương tủy mình. Với niềm tin xác quyết rằng không có vị Phật nào khác vĩ đại và mật thiết hơn Guru, hãy tụng bài kệ thành tâm này.

Hỡi bậc Guru, xin nghĩ đến con. Bổn sư từ ái, xin nghĩ đến con.

Tinh túy của chư Phật trong ba đời,

Nguồn của thánh pháp – cái được tuyên thuyết và được chứng nghiệm – Đạo sư của tăng già, cộng đồng cao cả, Bổn sư ơi, xin nghĩ đến con.

 

Guru Amitabha (A Di Đà), xin nghĩ đến con

Xin nhìn xuống con từ cảnh giới Pháp thân đơn nhất.

Dẫn dắt chúng con mang nghiệp xấu, lạc loài

Đến cõi Tịnh của suối nguồn Đại Lạc.

 

Guru Quán Thế Âm, xin nghĩ đến con.

Xin nhìn xuống con từ cảnh giới Báo thân quang minh.

Xin làm lặng hết khổ đau sáu nẻo

Lay kéo chúng con khỏi những chiều sâu của ba cõi lưu đày.

 

Guru Padmakara, xin nghĩ đến con.

Xin nhìn xuống con từ ánh sáng hoa sen của Camara

Dân chúng khốn khổ này không nơi nương tựa trong thời mạt pháp,

Xin ngài nhanh chóng che chở với lòng đại bi.

(more…)

Sân Giận

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

🙏🙏🙏

🌻Câu hỏi: Gần đây con đã rất tức giận với một người. Cơn giận choán tâm can con. Con cảm thấy hối hận rằng như thế mình đã làm hư hoại giới nguyện và bây giờ con đang tập giữ chánh niệm trong tất cả các mối quan hệ. Xin Ngài cho con lời khuyên làm sao để trong tương lai, con có thể ngăn chặn sự tức giận không để nó chế ngự bản thân mình?
(more…)

Khai Thị Thực Hành Phật Pháp Như Thế Nào Cho Đúng

Đạo Sư Liên Hoa Sanh

Padmakara, đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây tạng. Ngài ban nhiều lời dạy cho vua, các lãnh chúa, và các thiện nam tín nữ nơi phần phía đông của chánh điện. Vì họ không hiểu chính xác, ngài lập lại lời khuyên bảo này.

Đạo sư Padma nói: Dầu ta dạy nhiều bao nhiêu, dân Tây Tạng cũng không hiểu; thay vào đó, họ chỉ dấn mình vào các việc tồi tệ. Nếu các ông muốn thực hành giáo pháp từ trong cốt lõi của lòng mình, hãy làm thế này:

(more…)

Ngũ Trí Như Lai

Năm vị Ngũ Trí Như Lai
A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai, A Di Đà Như Lai
Tượng năm vị ở chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, VN

Nguồn ảnh: Diệu Tịnh

Đăng lại từ: Báo Văn Hóa Phật Giáo

Tác Giả: NGUYỄN THẾ ĐĂNG

Nếu pháp giới là toàn thân Phật Tỳ-lô-giá-na, tại sao “có những sự khác biệt như khổ vui, tốt xấu, thọ ít hưởng nhiều, tất cả nghiệp và báo?”. Đây là câu hỏi Đức Văn-thù hỏi thay cho chúng sanh chúng ta trong chương Bồ-tát vấn minh, thứ 10.

Bồ-tát Giác Thủ trả lời bằng kệ:

(more…)

Hành Giả Vĩ Đại Nhất Của Tây Tạng Có Thể Dạy Ta Điều Gì Về Cuộc Đời

Đại Hành Giả Jetsun MilarepaNguồn ảnh: lifeofmilarepa.org

Đăng lại từ: thuvienhoasen.org
Nguyên tác: “What Tibet’s Greatest Ever Yogi Can Teach Us About Living Life”
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Đại Hành Giả Tây Tạng Milarepa

Tên ngài là Milarepa và ngài là một kẻ sát nhân. Thủa đầu đời của vị hành giả vĩ đại người Tây Tạng này đã bị tổn thương bởi sự bạo lực, thù hằn và sân hận. Nhưng mỗi khi nhắc đến tên ngài, đôi mắt của mọi người Tây Tạng sẽ ướt đẫm những giọt lệ sùng mộ và hỉ lạc. Cuộc đời của Milarepa là một câu chuyện về sự chuyển hóa. Đây là một người đã nhận ra những lỗi lầm, sai sót của mình và đã xoay chuyển cuộc đời mình. Đây là một người đã trở thành một yogi (hành giả) vĩ đại nhất mà thế giới từng nhìn thấy.

Milarepa là ai?

(more…)

Nguồn Gốc Của Câu Chú ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

Đại Bảo Pháp Vương Karmapa Ogyen Trinley Dorje đời thứ 17

ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ།

Việc thực hành quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng là Guru Yoga, thiền định và trì chú về Đạo Sư đứng đầu dòng truyền, vốn được xem là Phật sống, là hiện thân của ba thân và thập địa (năng lực phi thường). Trong truyền thống Kagyü, Đạo Sư đứng đầu là Gyalwa Karmapa và câu chú của Ngài là
ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། Karmapa Chenno. Người ta rằng tin âm thanh của câu chú này được kết nối trực tiếp với tâm giác ngộ của Ngài Karmapa và mang phẩm chất giác ngộ cũng như mang lại sự giúp đỡ cần thiết nhất cho lợi ích của người thực hành.

Ở đây tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về nguồn gốc của câu chú Karmapa Chenno. Câu chú Karmapa có nguồn gốc từ thời Ngài Karmapa thứ 8, Mikyo Dorje (1507-1554) trong buổi giảng dạy về Pháp “Gọi Thầy từ xa”.

(more…)

Vì Sao Các Hành Giả Kim Cương Thừa Cần Luôn Sám Hối

Nguồn ảnh: gomde.eu

Trên phương diện tuyệt đối, giới nguyện Kim Cương thừa là cấp giới nguyện khó trì giữ bởi giữ được giới nguyện này tức là hành giả đã an trụ được trong Đại Thủ Ấn. Ngài Atisha, Bậc Thầy vĩ đại người Ấn Độ từng nói rằng cả đời Ngài chưa từng bị bể giới nguyện của hàng Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni, nhưng cũng cho biết đôi khi Ngài bị bể giới nguyện Bồ tát. Bồ tát giới bị bể ví dụ như khi có người nào đó, cho dù bạn đối xử rất tốt với họ, rất trân trọng họ, thế nhưng họ chẳng hề biết tri ân bạn, đến nỗi bạn phải nói rằng bạn đã quá mệt mỏi và đã đến lúc bỏ rơi người này,… thế là giới Bồ tát của bạn bị bể bởi theo giới nguyện này bạn không thể bỏ rơi mọi người! Tất nhiên bên ngoài bạn có thể tỏ ra không tử tế với họ, bạn có thể thị hiện giận dữ, đối xử tồi tệ hoặc thế nào cũng được. Nhưng bên trong, nếu bạn bỏ rơi dù chỉ một người, thì giới nguyện Bồ tát của bạn sẽ bị bể. Chính vì vậy mà Ngài nói rằng giới Bồ tát của Ngài đã bị bể đôi lần. Và Ngài cũng nói rằng Ngài thường bị bể giới nguyện Kim Cương thừa. Ngày nào Ngài cũng bị bể giới nhiều lần. Điều đó nói lên rằng giới nguyện Kim Cương thừa vô cùng khó trì giữ. Tất nhiên là phải khó, nếu không thì tất cả chúng ta đều đã giác ngộ và chẳng bao giờ còn thấy nhau trong cõi luân hồi. Nhưng Ngài cũng nói rằng Ngài không bao giờ giữ những lỗi lầm dù chỉ một ngày vì ngày nào Ngài cũng thực hành tịnh hóa chúng. (more…)