Phật Dạy Về Khổ Như Thế Nào?

[tp_table id=5 /]
    Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Tôi không biết loài vật có suy niệm về khổ không; tôi cũng không biết con người hình thành ý niệm về khổ từ lúc nào, mà sao nay người ta lại gọi nó một cách nhuần nhuyễn đến nỗi nhiều khi tôi tưởng chừng như con người không có lúc vui vậy. Gặp cảnh nhà cháy kêu khổ đã đành, mà lúc bình yên người ta cũng “bắt bớ” khổ. Như các cụ xưa mỗi lần đi đâu về thường buột miệng với hai từ “cơ khổ”: qua nhà hàng xóm chơi cũng “cơ khổ!”(1). Chưa đủ, trường hợp hai mẹ con lâu ngày xa nhau, đến khi gặp lại cũng than khổ. Nghĩa là khi buồn, khi vui và khi không khổ không vui, con người cũng đều kêu khổ. Thế thì khổ ấy đúng như sự thật thứ nhất (đệ nhất Khổ đế) trong bốn sự thật (Tứ diệu đế) mà đức Phật đã nói rồi còn gì!?

     Thế nhưng đến nay vẫn còn có không ít người chưa hoàn toàn chấp nhận. Có người chấp nhận một trăm phần trăm nhưng có người chỉ mới năm chục. Có người chấp nhận bốn mươi, ba mươi mà cũng có người chưa được mười mươi. Thậm chí có người còn cho rằng, chẳng những đời không khổ mà trái lại còn vui nữa: nào là tôi có chức tước, địa vị, tiền của, danh vọng… trên cả trăm ngàn thiên hạ, có cái gì thiếu đâu mà bảo rằng tôi khổ?    
     Cũng có người nói, dẫu biết đời là khổ, nhưng tôi không bao giờ suy nghĩ cũng như không thấy mình khổ, thì có khổ gì? Vân vân và vân vân.
     Do đâu có các ngộ nhận ấy?
     Điều này chẳng có gì khó hiểu: bởi hoàn cảnh và cảm nhận khổ của mỗi người hoàn toàn sai khác. Vì vậy ở đây, tôi muốn cùng các bạn đưa ra những lí giải đúng đắn để chúng ta cùng nhau đi đến thống nhất quan điểm, vẫn là cần thiết.
     Nhưng khi đặt vấn đề này, tôi không có tham vọng đi sâu vào ngõ ngách của Khổ để chia chẻ rồi nói lên những gì mới mẻ. Tôi chỉ thử bàn một số vấn đề về Khổ trong Phật học, để qua đó, muốn hiểu ý nghĩa Khổ theo đúng tinh thần Phật dạy mà thôi. Do đó nội dung chính của bài này được chia thành ba phần như sau: 1. Xác định lại nghĩa từ gốc của Khổ (Duhkha) trong Phật học; 2. Khái quát về thực trạng của Khổ; và, 3. Luận giải một số ngộ nhận về Khổ trong Phật học.
     Dẫu phân chia vậy, nhưng đây chỉ là một bài bàn về Khổ mà không phải là một đề luận khảo cứu, nên hẳn nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, người viết rất mong nhận được sự lân mẫn chỉ giáo của các bậc đi trước.
     I. Xác định lại nghĩa từ gốc của Khổ (Duhkha) trong Phật học.
     Trước hết, Khổ có nghĩa là gì?
     Khi nói đến Khổ, một cách máy móc thì ai cũng hiểu. Nhưng để đúng vơi tinh thần Phật học, thì cho đến nay vẫn còn không ít người nhầm lẫn. Vì vậy ý nghĩa của từ này, theo tôi, chúng ta cần phải phân thành hai quan điểm: một theo lối nhận thức phổ thông, và một phát xuất từ chữ Duhkha trong Phật học.
     I.1. Khổ được hiểu theo lối nhận thức phổ thông.
     Khổ được hiểu theo lối nhận thức phổ thông như thế nào?
     Theo Việt Nam Tân từ điển (có minh họa), của Thanh Nghị(2), thì Khổ được định nghĩa là: “1. (p. malleur, peine; malheurx, douloureux) Cực, đau đớn, vất vả”. Và Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên(3) định nghĩa: “Khổ: I. Tt. 1. Quá khó khăn, thiếu thốn về vật chất, hoặc bị giày vò về tinh thần; 2. Tồi tàn, trông thảm hại; 3. Từ dùng cửa miệng khi than thở. II. Dt: Nỗi khổ. III.* Đắng, trái với cam (ngọt). IV.* Tận lực, chịu đựng, kiên nhẫn để làm việc gì”.
     Hai định nghĩa Khổ trên là của hai cuốn tự điển tiếng Việt lớn, đại biểu cho hai giai đoạn trước và sau 1975. Hai định nghĩa này đã cho ta một khái niệm cụ thể về nhận thức Khổ chung của toàn thể

(Bấm vào trang số 2 bên dưới để tiếp tục)…

Chia sẻ là yêu thương! - Sharing is caring!

Leave a Reply