Thắng Và Tự Thắng

[tp_table id=3 /]
Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Có một câu nói mà tôi thích từ nhỏ song không nhớ rõ là của ai và xuất phát từ đâu nhưng là một câu nói hay: “Con người sống ở đời, lí tưởng lớn nhất cần đeo đuổi là tự mình chiến thắng”. Xét trên nhiều phương diện thì ý nghĩa của nó chẳng khác gì câu kinh Pháp Cú mà đức Phật dạy: “Thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. “Tự chiến thắng mình” và “tự mình chiến thắng”, lời cú tuy hai mà ý nghĩa một, cùng nói một mệnh đề là chiến thắng. Chiến thắng có hai: thắng người và thắng mình. Tôi sẽ đi vào bàn xung quanh vấn đề này nhưng đặt nặng ở ý nghĩa sau, bởi theo tôi, thắng mình là đã bao gồm thắng người. Và qua đó chúng ta sẽ thấy được đâu là giá trị đích thực của sự chiến thắng.

Tôi bắt đầu ý nghĩa thắng người trước.
     Thắng người.
     Theo cách hiểu thông thường thì đây là cách thắng bằng sức mạnh của cả hai mặt tâm lí và vật lí. Thắng người bằng tâm lí là dùng sức mạnh của ý chí để thắng người. Cách thắng này ít ra là không trực tiếp gây khổ đau cho người và ít nhiều nhận được sự kính phục từ người khác. Thắng người bằng sức mạnh vật lí là dùng sức mạnh của cơ bắp và những vật tùy thuộc bên ngoài để đánh người, bắt người phải theo mình, khuất phục mình. Cách thắng này làm cho người khác đau khổ cả về hai mặt tinh thần lẫn thể xác. Bởi muốn thắng được người điều tất yếu là phải có đấu tranh; đấu tranh đó hoặc do mình tạo nên hoặc do người khác tạo nên, xảy ra dưới mọi hình thức: đấu tranh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hay giữa tập thể với tập thể.
     Tôi nói không thể thoát khỏi đấu tranh mà không nói phải dùng đấu tranh để đấu tranh, bởi loại trừ trường hợp có những người không bao giờ thích đấu tranh, nhưng khi bị áp bức, để thoát khỏi nô lệ thì họ phải đứng dậy đấu tranh. Do vậy mà thắng người trong cách thứ hai cũng có hai hạng: hạng thứ nhất là thắng người bằng việc tự mình gây chiến tranh hoặc cổ vũ chiến tranh, hạng thứ hai là thắng người bằng việc bị kẻ khác áp bức mà đứng dậy đấu tranh. Cả hai hạng người này đều đã tồn tại trong lịch sử.
     Với hạng thứ nhất, lịch sử đã từng chứng kiến một Hốt Tất Liệt của Thành Cát Tư Hãn với những chiến công lẫy lừng trong việc chinh phục đất nước Trung Hoa và thế giới; một Hitler nổi danh sử sách trong đệ nhị thế chiến… Ngoài ra, chúng ta còn biết đến các tên tuổi khác như Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Napoléon… với những chiến công mà họ đạt được cũng chẳng hề thua kém. Còn hạng thứ hai, chỉ tính riêng trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nước Việt Nam thì cũng đủ minh chứng một Lý Thường Kiệt, từng đánh đuổi quân Tống qua đến tận Ung châu và Khiêm châu; một Trần Hưng Đạo ba lần đại thắng Nguyên Mông, đội quân hung hãn nhất thế giới vào thế kỉ thứ XII, cũng như nhiều danh nhân lịch sử khác ở Việt Nam và trên thế giới đã từng thắng giặc tương tự nếu tôi muốn kể.
     Vậy với hai hạng người chiến thắng đó, chúng ta nghĩ gì?
     Có lẽ, điều mà tất cả chúng ta ai cũng phải thừa nhận là, cả hai hạng người này đã làm nên được nhiều chiến công thần kì, gây chấn động cả thế giới. Với những chiến công đạt được, họ đã khiến nhiều người trên thế giới phải nể phục. Điều đó thì không ai có thể chối cãi. Nhưng có phải người đời đã thật sự nể họ hay không, và nếu có, chúng ta nể họ là nể cái gì? 

(Bấm vào trang số 2 bên dưới để tiếp tục)…

Chia sẻ là yêu thương! - Sharing is caring!

Leave a Reply